Sáng 15-6: 71 ca mắc COVID-19 mới, Bắc Giang, TP.HCM, Bắc Ninh 70/71 ca

Sáng 15-6: 71 ca mắc COVID-19 mới, Bắc Giang, TP.HCM, Bắc Ninh 70/71 ca - Ảnh 1.

Cập nhật ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 15-6 – Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đến 6h ngày 15-6, Bộ Y tế cho biết có 71 ca mắc mới (BN10811-10881), gồm 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh. 70 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (28), TP.HCM (23), Bắc Ninh (19); trong đó 69 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

70 ca ghi nhận trong nước

Ca bệnh BN10811-BN10822, BN10824, BN10826-BN10827, BN10829-BN10830, BN10836-BN10837 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 10 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 4 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 3 ca liên quan đến ổ dịch Đại Phúc, 1 ca là F1 của BN4893, 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13 và 14-6 dương tính với SARS-CoV-2.

Tham Khảo Thêm:  Bé 6 tháng tuổi mắc COVID-19 ở Đà Nẵng được điều trị thế nào?

– Ca bệnh BN10823, BN10825, BN10828, BN10831-BN10832, BN10834-BN10835, BN10838-BN10858 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– Ca bệnh BN10583, BN10859-BN10881 ghi nhận tại TP.HCM: là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

– Ca bệnh BN10833 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh: nam, 36 tuổi, địa chỉ tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngày 11-6-2021 nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh.

Kết quả xét nghiệm ngày 14-6 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Tính đến 6h ngày 15-6, Việt Nam có tổng cộng 9.238 ca ghi nhận trong nước và 1.643 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 7.668 ca.

Có thêm 2 tỉnh là Đồng Tháp và Trà Vinh qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Tổng cộng có 23 tỉnh thành Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Trà Vinh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Tham Khảo Thêm:  82 bệnh nhân COVID-19 tiên lượng rất nặng, 9 người phải can thiệp ECMO

Số ca điều trị khỏi tính từ đầu mùa dịch là 4.236 ca.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã quyết định thành lập bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP.HCM. Trưởng bộ phận là ông Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y tế cùng 3 Phó trưởng bộ phận là lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Y tế công cộng TP.HCM.

Đây là lần thứ 2 từ đầu năm Bộ Y tế thành lập bộ phận thường trực tại TP, trong bối cảnh dịch COVID-19 tại TP.HCM gia tăng và hiện đang nằm trong nhóm địa phương “nóng” nhất.

Tại Bắc Ninh, Bộ Y tế đánh giá đến nay, các phường của thành phố Bắc Ninh đã cơ bản khống chế và kiểm soát được dịch bệnh; các ổ dịch còn lại tại 4 phường Nam Sơn, Khắc Niệm, Đại Phúc, Vân Dương tuy có nhiều ca F0, nhưng đều xảy ra trong vùng đã được phong tỏa.

Tham Khảo Thêm:  Hệ thống phòng tập Gym & Yoga UNIFIT khai trương chi nhánh Nguyễn Du | Khoẻ đẹp mỗi ngày

Các huyện thị khác của Bắc Ninh đã khống chế được dịch.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh tập trung cao nhất các nguồn lực giúp Thành phố Bắc Ninh dập dịch thành công, đáp ứng sự mong mỏi của người dân và doanh nghiệp sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Đồng thời, phân công các ngành tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, quan tâm hỗ trợ đời sống công nhân lao động.

Đối với Thành phố Bắc Ninh, bà Đào Hồng Lan yêu cầu nghiêm túc triển khai các đề nghị của Bộ phận thường trực Bộ Y tế; kịp thời rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp đối với từng ổ dịch.

Trong đó, cần đặc biệt lưu ý kiểm soát các khu cách ly tập trung, rà soát kéo giãn mật độ cách ly, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Quản lý chặt các khu phong toả, tuyên truyền người dân trong khu phong tỏa, cách ly thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Viết một bình luận