Phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ

Phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ - Ảnh 1.

Bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ do NXB Trẻ thực hiện – Ảnh: L.ĐIỀN

Đây là sản phẩm kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 – 5-6-2021) xuất phát từ ý tưởng của NXB Trẻ, muốn dùng phương pháp trực quan mô tả lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác để người xem có thể trong khoảng thời gian ngắn hình dung được toàn bộ hành trình trải qua các mốc thời gian.

Bản đồ sử dụng tư liệu từ tập sách Hành trình theo chân Bác của tác giả Trần Đình Tuấn (NXB Trẻ xuất bản lần đầu năm 2011, tái bản năm 2021), nội dung tái hiện quá trình hoạt động của Bác Hồ từ ngày 5-6-1911 là ngày rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral Latouche Tréville đến ngày 28-1-1941 là thời điểm về tới Cao Bằng qua cột mốc 108.

Tham Khảo Thêm:  Áo dài 'Cám ơn Sài Gòn' của Nguyễn Công Trí bán đấu giá được 700 triệu đồng

Ý tưởng về một tấm bản đồ mang lại lợi thế có thể chuyển tải nhiều thông tin trên một mặt giấy. 

Bằng cách chia hành trình của Bác ra thành 10 chặng, mỗi chặng còn được chia thành các mốc – là các điểm dừng – được đánh số từ mốc đầu đến mốc cuối, người xem có thể trong một khoảng thời gian ngắn nhất nắm được 10 chặng hành trình của Bác theo thứ tự: Cảng Sài Gòn – Le Havre, vòng quanh châu Phi, Pháp – châu Mỹ – Anh, Pháp – Liên Xô, Matxcơva – Quảng Châu, Matxcơva – Xiêm, Hong Kong – Thượng Hải, Thượng Hải – MatxcơvaMatxcơva – Quế Lâm, Quế Lâm – Pác Pó.

Phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ - Ảnh 2.

Chặng cuối của hành trình được thể hiện trên bản đồ – Ảnh: L.ĐIỀN

Trên bản đồ, hành trình đường bộ được thể hiện bằng nét liền và đường thủy là nét đứt, 10 chặng được tô 10 màu khác nhau để phân biệt và đánh số các điểm đến dọc hành trình. Nhờ vậy, người xem sẽ dễ dàng lần theo từng chặng trong hành trình theo đúng thứ tự và có thể xác định được hướng đi của hành trình theo mũi tên chỉ. 

Tham Khảo Thêm:  Người kể chuyện bác Ba Phi qua đời ở tuổi 82

Không những vậy, nhờ mỗi chặng có màu riêng nên đối với những tuyến Bác đi lại nhiều lần, người xem vẫn có thể phân biệt được những lần qua lại ấy.

Nhờ sự kết hợp của bản đồ hành trình và đồ thị thời gian (timeline), người xem theo dõi được trình tự thời gian của các sự kiện cụ thể.

Từ phía nhà sản xuất, việc lựa chọn giấy dày để in tấm bản đồ này nhằm tạo thuận lợi cho những ai muốn dùng băng keo 2 mặt dán trực tiếp lên tường, hoặc lồng vào khung kính để treo đều được.

Ông Dương Thành Truyền – quyền giám đốc NXB Trẻ – cho biết: “Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ như một công trình khoa học được nghiên cứu thực hiện và hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Nội dung bản đồ tái hiện lịch sử bằng phương pháp thị giác”.

“Dấu ấn đặc sắc từ tấm bản đồ này là người xem sẽ dễ dàng hình dung, theo dõi, tra cứu về hành trình của Bác Hồ năm xưa trong mối liên hệ với bối cảnh địa chính trị hiện nay. 

Bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi trong 30 năm kể từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước đến khi Bác trở về, nhiều quốc gia đã biến mất và nhiều quốc gia đã ra đời. Đó là lý do NXB sử dụng bản đồ thế giới hiện nay để thể hiện hành trình xưa.

Tham Khảo Thêm:  Liên hoan phim Cannes lần thứ 74 chính thức công bố phim tranh Cành cọ vàng | Văn hóa

Tấm bản đồ có thể được treo thích hợp và trang trọng tại các thư viện, văn phòng Đoàn, Hội, phòng hội họp các cơ quan đơn vị, ban ngành đoàn thể… lẫn Phòng Hồ Chí Minh ở các đơn vị quân đội. Bản đồ cũng là một học liệu quý phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong trường lớp” – ông Dương Thành Truyền tâm đắc nói.

Phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ - Ảnh 3.

Góc giới thiệu tập sách Hành trình theo chân Bác – một dạng “tiền thân” của tấm bản đồ – Ảnh: L.ĐIỀN

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước

TT – Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 – 5-6-2011), ngày 2-6 tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM (bến Nhà Rồng), Hội Cựu chiến binh, công đoàn viên chức và Đoàn thanh niên Khối dân chính Đảng TP.HCM đã tổ chức tọa đàm “Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình tìm đường cứu nước”.

Viết một bình luận