Mục lục
Từ chú cá heo SASA dạt vào bờ
Năm 2009, anh Chiến Lê về Đà Nẵng làm việc, được cộng tác với một số chuyên gia hàng đầu về rạn san hô và phục hồi môi trường sống ở biển. Kiến thức sâu rộng và sự tận tụy của họ đã thúc đẩy anh lựa chọn dấn thân bảo tồn biển.
SASA đến với nhóm như một “cú hích mạnh” khiến anh Chiến Lê cùng cả nhóm ngồi lại với nhau vì không ai bảo ai, tất cả đều muốn làm một điều gì đó xa hơn, bền vững hơn cho những sinh vật biển không may như SASA.
![]() Rùa biển Wonder ngày được thả về biển ở Sơn Trà
|
Rùa biển Wonder trở về đại dương
Ảnh chụp X-quang cho thấy vết thương trên cơ thể không quá lo ngại nhưng trong bụng Wonder lại có nhiều rác thải nhựa, từ giấy gói kẹo, ni lông cho tới cước, lưới. Các loại rác này nếu không lấy ra kịp thời sẽ dễ dàng tước đi sự sống của nó.
“Vậy là Wonder đã về lại với đại dương, được nhìn ngắm bé bơi lặn tự do thật sự là một cảm giác bình yên đến khó tả”, anh Chiến Lê chia sẻ niềm xúc động khi chia tay người bạn nhỏ về biển cả.
![]() Hoạt động tái tạo san hô từ những mảnh vỡ
|
Tái tạo san hô và giải phóng lưới ma
Anh Chiến Lê luôn tha thiết và dành nhiều tâm huyết bảo vệ, nhân rộng, tái tạo những rạn san hô, bởi theo anh đó là cách bền vững nhất để bảo vệ sự kỳ diệu của biển. San hô là nơi cư trú của sinh vật biển, là kho dược liệu, hệ sinh thái có năng suất cao nhất, quyết định đến nghề cá của ngư dân, tuy nhiên đang bị tàn phá với tốc độ chóng mặt.
Công việc của nhóm là làm sạch rạn san hô dọc bãi biển, dưới đáy biển và tái tạo những rạn bị tổn hại. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ để tìm nhặt các mảnh san hô khỏe mạnh bị vỡ dưới đáy biển sâu, nuôi dưỡng trong các vườn ươm rồi trồng lên các rạn san hô đã chết.
Chăm chút, chắt chiu mấy tháng trời, nhưng chỉ một người đi chơi biển giẫm đạp hay bị vướng một tấm lưới ma là đi tong nỗ lực trong cả tháng trời. Yếu tố tác động trực tiếp đến rạn san hô là rác thải nhựa và thiết bị câu cá bị bỏ rơi hoặc trôi dạt và kẹt dưới đáy biển. Để dọn sạch rạn san hô này, phải làm sạch rác trên bờ và dưới nước, công việc dầm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ, lặn ở độ sâu 8 – 10 m cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi kỹ năng cao.
Có những ngày đi biển về, anh Chiến Lê buồn đến bỏ ăn khi thấy cả chuỗi thức ăn biển bị bẻ gãy: “Nếu đại dương, vốn là nguồn sống của con người, chết đi thì làm sao con người có thể tồn tại?”.
Bù lại là những ngày biển vỗ về cả nhóm bởi những tin vui từ rạn san hô mới nuôi trồng, các loài sinh vật biển thú vị hay gửi những thông điệp về đại dương đến với mọi người để biển càng trở nên gần gũi hơn. Được người bạn tặng máy ảnh, anh ghi lại những khoảnh khắc vô giá về một rạn san hô đẹp, một tia sáng lọt dưới đáy biển lấp lánh hay một đàn cá sắc màu vây quanh… Anh Chiến Lê mới đón con trai đầu lòng, thêm một lý do mạnh mẽ để ông bố trẻ miệt mài giữ gìn cho thế hệ sau, để chàng trai của anh lớn lên, được ngụp lặn trong vẻ đẹp của biển.
![]()
|