Ngành sách mong được ‘hà hơi’

Ngành sách mong được hà hơi - Ảnh 1.

Độc giả đọc sách tại một điểm cho thuê sách của Trạm Đọc ở Hà Nội – Ảnh: VĂN MINH

Theo hầu hết các công ty sách, nhà xuất bản (NXB), doanh thu bán lẻ tại các nhà sách ngày càng giảm do hạn chế đi lại, ngay cả khi hết thời gian giãn cách, các hiệu sách cũng không thể tăng trưởng bùng nổ như các mô hình dịch vụ khác.

Kiến nghị ổn định giá giấy, giảm thời gian cấp giấy phép

“Đã có 30/120 nhà sách truyền thống của Fahasa trong toàn quốc phải đóng cửa” – ông Phạm Minh Thuận, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty Fahasa, cho biết. Ông Thuận thừa nhận đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này bùng phát mạnh và ảnh hưởng nặng nề vượt ngoài dự liệu của đơn vị ông. 

Tuy vậy, trang thương mại điện tử fahasa.com phát huy tối đa lợi thế nhờ có kho hàng rộng khắp cả nước (là các nhà sách) để phục vụ khách hàng có nhu cầu, giúp cho Fahasa không bị tồn đọng lớn.

Đại diện Công ty CP văn hóa và truyền thông Nhã Nam cho biết mảng hội chợ, thư viện, trường học không chỉ đem lại doanh thu mà còn giúp phát triển và nâng cao văn hóa đọc thì gần như đã dừng hẳn từ đầu năm 2020. 

Doanh thu khu vực bán buôn cũng giảm mạnh đến 30% so với năm 2020, kéo theo nhiều hệ lụy như khó khăn trong thu hồi công nợ, bị trả lại hàng nhiều. 

Khu vực bán buôn online là điểm sáng duy nhất năm 2020 thì đến năm 2021, do sức mua suy giảm nên tăng trưởng chỉ bằng 1/2 so với năm 2020. Trong khi đó, do tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong mảng kinh doanh này khiến chi phí tiếp thị, khuyến mãi bị đẩy lên cao, lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn, thậm chí lỗ.

Tình trạng cũng tương tự với Công ty sách Omega. Ông Vũ Trọng Đại – giám đốc Omega – cho biết các nhà sách truyền thống chỉ bán cầm chừng vì lượng độc giả đi mua sách giảm đáng kể, chỉ bằng 1/3 năm 2020. 

Tham Khảo Thêm:  Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Phương: Đại dịch thúc đẩy sự tự học và tự lập

Vài kênh kinh doanh còn hoạt động được như bán sách qua mạng thì cũng tụt giảm doanh thu rõ rệt, không thể bù đắp cho doanh thu của nhà sách, hội sách.

NXB Kim Đồng vốn được coi là “vững vàng” nhất trong 2 năm dịch bệnh bởi nhu cầu mua sách cho trẻ nhỏ đọc, học những ngày không được đến trường vẫn lớn. Tuy nhiên đại diện NXB này cho biết sức mua tại hệ thống nhà sách nói chung đều giảm, mảng kinh doanh online có tăng hơn so với thời điểm trước dịch COVID-19 nhưng tổng doanh thu vẫn giảm.

Trước tình hình phát hành như vậy nên việc xuất bản sách mới hay tái bản của các nhà sách bị ảnh hưởng theo, lượng sách xin xuất bản mới phải giảm đi. Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến việc xuất bản càng trở nên khó khăn trong năm nay là giá nguyên liệu giấy tăng mạnh, có thời điểm tăng đến 30% và đôi lúc nguồn cung giấy khan hiếm.

Đứng trước những khó khăn chồng chất, các NXB, nhà sách mong muốn được “hà hơi” bằng cả những ưu đãi về thuế, vốn lẫn những cải tổ về thủ tục xuất bản sách để giảm khó cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, các NXB, công ty sách đều mong mỏi các cơ quan quản lý nhà nước ổn định giá nguyên liệu giấy, đặc biệt là giảm thời gian cấp giấy phép, nộp lưu chiểu trong giai đoạn này để nhanh chóng đưa xuất bản phẩm mới ra thị trường.

Chuyển đổi số và khai thác sách gia công

Trong khi Đường sách TP.HCM đang tận dụng thời gian giãn cách để củng cố hạ tầng, bố trí thêm gian hàng nội dung, các đơn vị làm sách khác cũng đang chuẩn bị nhiều việc để ngày trở lại có nhiều nét mới.

Ông Nguyễn Thành Nam, quyền tổng biên tập NXB Trẻ, cho hay: “Trong thời gian dịch mới thấy nhu cầu chuyển đổi số các khâu trong quá trình làm xuất bản rất quan trọng”.

Cũng theo ông Nam, NXB tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành sách thông qua các nền tảng thương mại điện tử, và tăng cường tiếp cận với độc giả qua các kênh mạng xã hội. 

Trong thời gian trước mắt, ngay sau khi dịch được kiểm soát, NXB dự kiến cho ra mắt loạt sách về cách vượt qua khủng hoảng, cách giúp các công ty sống sót và thịnh vượng trở lại; trong đó có những đầu sách về chuyển đổi số, mô hình kinh doanh số cần thiết để các doanh nghiệp có thể ứng dụng nhằm duy trì dù có khủng hoảng xảy ra. 

Tham Khảo Thêm:  Thịt ba rọi chiên giòn không ngán - Canh khoai mỡ thịt bằm giảm... cân

Ngoài ra, để giúp các em thiếu nhi, thanh thiếu niên học cách hoàn thiện bản thân, vượt qua khủng hoảng, NXB tiếp tục cho ra mắt các sách giáo dục lối sống đẹp, tử tế, kỹ năng và cách vượt qua khủng hoảng.

Chia sẻ giải pháp vượt khó, bà Đinh Thị Thanh Thủy, giám đốc NXB Tổng Hợp TP.HCM, cho biết NXB đang hướng tới “tập trung vào sách gia công để xoay vòng vốn nhanh”. 

Hiện NXB đang tận dụng thời gian giãn cách xã hội để xây dựng Đề án nâng cấp hạ tầng điện tử của đơn vị, cụ thể là nâng cấp tính năng bán hàng sao cho tiện ích, thuận lợi hơn; nâng cấp server quản lý và vận hành ebook… Tất cả hứa hẹn một sự trở lại với nhiều nét mới sau khi dịch bệnh qua hồi căng thẳng.

Cho thuê sách – giải pháp đọc cho thời “thắt lưng buộc bụng”

Trạm Đọc vừa khởi động dự án cho thuê sách đến với độc giả, đoàn thể và tổ chức, doanh nghiệp như một giải pháp để độc giả dễ dàng tiếp cận với sách trong thời kỳ hạn chế đi lại và phải “thắt lưng buộc bụng” vì dịch bệnh.

Theo đó, Trạm Đọc sẽ mở các điểm cho thuê sách với hàng chục ngàn đầu sách mới của nhiều đơn vị làm sách và liên tục bổ sung ở những địa điểm khác nhau, đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng tủ sách phục vụ nhân viên với chi phí tiết kiệm nhất và các đầu sách được thay đổi theo định kỳ.

Đại diện cho Trạm Đọc, ông Nguyễn Văn Minh cho biết hiện công ty này đang triển khai 3 điểm cho thuê sách tại Hà Nội, TP.HCM và TP Vinh. Nhiều đối tác đã liên hệ với Trạm Đọc để xây dựng tủ sách theo mô hình này.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về dự án này, ông Nguyễn Cảnh Bình – chủ tịch hội đồng quản trị tại Alpha Books, một trong số tác giả ý tưởng dự án – cho biết Trạm Đọc muốn thực hiện dự án này bởi ý nguyện muốn trẻ nhỏ đang phải ngồi yên ở nhà vì dịch COVID-19 sẽ có sách để đọc với chi phí thấp nhất, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế phải tiết kiệm của nhiều người hiện nay.

Đây chính là đóng góp của nhóm dự án vào việc phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng.

Theo ông, trước đây việc cho thuê sách không hiệu quả bởi khi đó là xã hội hoạt động bình thường, ổn định, mọi người đi mua sách dễ hơn, việc mượn, thuê thì phức tạp, mất thời gian.

Tham Khảo Thêm:  ‘Làm sống dậy’ những tác phẩm văn học kinh điển | Văn hóa

Nhưng nếu phát triển được hàng ngàn điểm cho thuê sách ở ngay các khu dân cư, khu vực tiện ích thì sẽ rất tiện cho người đọc đang trong giai đoạn cách ly và ngay cả khi dịch bệnh kết thúc thì kinh tế cũng cần thời gian để hồi phục nên mô hình cho thuê sách vẫn đem lại hiệu quả xã hội.

T.ĐIỂU

Sách y tế, khoa học, lịch sử, triết học bán chạy

sach

Một số tựa sách bán chạy trong năm nay – Ảnh: L.ĐIỀN

Trong khi tình trạng sách ế ẩm nói chung thì 2 năm dịch bệnh vừa qua lại nổi lên một số đầu sách thuộc một số chủ đề như y tế, ăn uống, khoa học thường thức, lịch sử, nghệ thuật bán chạy. Đặc biệt, các sách triết tưởng là khó đọc lại có sức bán khá tốt trong thời điểm này.

Một số đầu sách của Nhã Nam bán chạy như: Tương lai sau đại dịch Covid, Khoa học về nấu ăn, Khoa học về yoga, Những tù nhân của địa lý, 3 phút sơ cứu, Câu chuyện trái tim, Nhật ký COVID…

Các đầu sách bán chạy của Omega có sách về giáo dục trong gia đình (Con mình chẳng lẽ lại vứt của Gamma), sách cung cấp kiến thức thiết yếu cho trẻ em (bộ sách Thương vụ nước chanh trang bị kiến thức về tài chính cho trẻ em) hay sách về lịch sử (Sapiens: Lược sử loài người bằng tranh), sách nghệ thuật (Van Gogh: The life)… Mỗi đầu sách này bán hết từ 3.000 – 6.000 bản chỉ trong khoảng vài ba tháng.

Đại diện Công ty sách Phanbook cho biết các sách bán chạy ở thời điểm này có Hương thơm quê mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh, bộ 2 cuốn của Peter Frankopan: Cuộc thập tự chinh thứ nhấtNhững con đường tơ lụa, trong đó Cuộc thập tự chinh thứ nhất tái bản sau chưa đầy 1 tháng phát hành. Phanbook cũng tái bản nhanh các tựa sách triết: Cái ác (Paul Ricoeur, do Bùi Văn Nam Sơn dịch), Lặp lại (Soren Kierkegaard, do Nguyễn Nguyên Phước dịch) và các tựa sách thiếu nhi như Con gà đẻ trứng vàng của Thích Nhất Hạnh, Khi bố còn thơ của Alexander Raskin.

T.ĐIỂU

Khép cửa đọc sách những ngày phong tỏa Khép cửa đọc sách những ngày phong tỏa

TTO – Chẳng may khu vực mình đang sống buộc phải phong tỏa, cách ly vì dịch COVID-19 dài ngày, bạn sẽ làm gì để sử dụng khoảng thời gian này một cách ý nghĩa?

Viết một bình luận