Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên

Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên - Ảnh 1.

Hai mẹ con bạn Phượng NTK nấu ăn – Ảnh: NVCC

Vốn là một kỹ sư dầu khí, tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để truyền cảm hứng về lối sống tích cực và lành mạnh.

Trên kênh YouTube của mình, tôi thường hướng dẫn những món ăn đơn giản, dễ làm nhưng luôn đảm bảo dinh dưỡng và không kém phần ngon miệng.

Đây là những món tôi học được từ nhỏ khi còn là cô bé ở Phú Yên quan sát mẹ nấu ăn cho cả nhà. Mẹ tôi vốn là một người nấu ăn rất ngon nên đã chỉ dạy cho tôi những món ăn bình dị mà đặc sắc ở vùng đất này.

Khi đã có gia đình và vô cùng bận rộn với công việc của mình, tôi vẫn luôn tranh thủ thời gian mỗi khi có thể để trổ tài nấu nướng, mang đến cho gia đình những bữa ăn ngon.

Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên - Ảnh 2.

Bạn Phượng NTK và món thịt heo ngâm mắm – Ảnh: NVCC

Là kỹ sư hóa, tôi hiểu rất rõ tác hại của các loại phụ gia độc hại trong thực phẩm nên chỉ sử dụng 3 loại gia vị cơ bản bao gồm muối, đường và nước mắm khi nêm nếm thức ăn.

Tham Khảo Thêm:  Nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời do nhiều bệnh nền và mắc Covid-19 | Văn hóa

Nhờ sử dụng ít gia vị, món ăn vẫn giữ được hương vị truyền thống, đồng thời trở nên thanh đạm hơn nhờ làm nổi bật vị ngon nguyên bản của nguyên liệu.

Ngoài ra, quy trình chế biến cũng được đơn giản hóa để việc nấu nướng dễ dàng hơn nhưng sản phẩm vẫn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên - Ảnh 3.

Nguyên liệu chính của món bánh chuối đương nhiên là… chuối – Ảnh: NVCC

Có lẽ do ảnh hưởng nghề nghiệp nên tôi luôn muốn tối ưu hóa và cải tiến mọi thứ xung quanh nhằm hướng đến sự đơn giản và hiệu quả, ngay cả trong cách nấu ăn.

Đến với chương trình Nấu ăn những ngày giãn cách, tôi sẽ giới thiệu món thịt luộc mắm, món ăn có thể trữ được đến 3 tuần nên rất thích hợp trong những ngày này.

Ngày xưa, tủ lạnh là món đồ xa xỉ nên người dân quê tôi đã nghĩ ra món này khi không thể đi chợ trong những ngày tết.

Và năm nay, khi chúng ta buộc phải “ăn Tết Cô Vy” và hạn chế đi ra ngoài, việc trữ trong nhà một hũ thịt luộc mắm sẽ giúp gia đình bạn luôn có những bữa ăn ngon và lạ miệng.

Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên - Ảnh 4.

Hai mẹ con chị Phượng làm bánh chuối – Ảnh: NVCC

Vào bếp cùng cô con gái nhỏ của mình, hai mẹ con chúng tôi sẽ cùng làm món tráng miệng cực kỳ đơn giản và thơm ngon, đó là món bánh chuối truyền thống kiểu Phú Yên.

Những nải chuối để lâu không kịp ăn bỗng trở nên vô cùng thích hợp cho món bánh này vì có độ ngọt đậm đà tự nhiên.

Tham Khảo Thêm:  Nhà văn Mạc Ngôn 'gây sốt' khi chơi mạng xã hội | Văn hóa

Cũng như các loại đồ ngọt khác, bánh chuối sẽ khiến tinh thần chúng ta trở nên tốt hơn trong thời gian giãn cách vì giúp não bộ sản sinh dopamine, một loại hóc – môn hạnh phúc cần thiết cho cơ thể.

Thịt heo ngâm nước mắm

Nguyên liệu:

– 1kg đường

– 1 lit nước mắm

– 2-2,5kg thịt heo ba rọi (ba chỉ) rút xương

Thịt luộc mắm (Thịt heo ngâm nước mắm) – Video: PHƯỢNG NTK

Chế biến

Làm nước mắm:

– Trộn nước mắm và đường trong nồi

– Nấu sôi với lửa nhỏ, khuấy đều liên tục, hớt bọt

– Để sôi trong 15 phút hoặc đến khi nước mắm trở nên sền sệt

– Tắt bếp và chờ 4-5 giờ cho nước mắm nguội hoàn toàn.

Luộc thịt:

– Cắt miếng dày khoảng 7cm với độ dài tùy ý

– Nấu nước nóng già (sắp sôi) rồi bỏ thịt vào luộc trong khoảng 20 phút

– Lưu ý không cho muối khi luộc thịt. Chờ thịt chín đều, vớt ra cho vào nước lạnh rồi để ráo

Ngâm thịt:

– Sau khi thịt nguội và khô ráo, đưa thịt vào hũ thủy tinh (hoặc nhựa)

– Đổ nước mắm đã nguội vào hũ cho ngập thịt

– Dùng vật nặng đè lên miếng thịt để thịt chìm hoàn toàn trong nước mắm

– Đậy kín nắp hũ và để ngâm trong 5 ngày.

Sau 5 ngày, thịt có thể dùng được và có thể ăn trong 3 tuần. Trong quá trình ngâm và sử dụng, không nên để nước lọt vào hũ thịt để tránh gây hư hỏng.

Thịt luộc mắm ăn ngon nhất với bánh tráng và rau sống. Ngoài ra có thể ăn với cơm, bún tùy thích. Nên xắt thịt mỏng vì miếng thịt sẽ cứng sau khi ngâm.

Tham Khảo Thêm:  Mây bay từ độ… - Truyện ngắn của Trần Huyền Trang | Văn hóa

Bánh chuối truyền thống Phú Yên

Nguyên liệu:

– 1 nải chuối sứ (chuối mốc) cỡ vừa, chín mềm

– 250 gram bột năng

– Nguyên liệu tùy chọn (nếu muốn vị đậm đà hơn): nửa chén nước cốt dừa + 100 gram đường

Cách làm bánh chuối nướng và hấp – Video: PHƯỢNG NTK

Chuẩn bị:

– Chuối chín lột vỏ, cho vào thau sạch

– Xắt chuối thành từng khoanh nhỏ khoảng 1cm

– Dùng tay bóp nát chuối

– Cho bột năng vào từ từ, trộn đều đến khi đạt được hỗn hợp sền sệt

– Cho thêm nước cốt dừa và đường (nếu muốn)

Bánh chuối nướng (hoặc hấp)

– Tráng khuôn bằng dầu ăn

– Cho bột bánh chuối vào khuôn, trải đều với chiều cao khoảng 3cm

– Nướng ở nhiệt độ 180oC trong khoảng 40 phút hoặc hấp cách thủy bằng nồi hấp hoặc nồi cơm điện

– Kiểm tra bánh chín bằng cách dùng tăm hoặc nỉa ghim vào bánh, nếu không thấy bột dính vào là đã chín.

Nấu ăn những ngày giãn cách

Tuổi Trẻ Online mở chuyên mục Nấu ăn những ngày giãn cách để các chuyên gia ẩm thực, những người nổi tiếng giới thiệu những món ăn, thức uống dễ làm, hiệu quả lại đơn giản phù hợp những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-10.

Bạn đọc có món ngon, thức uống hay và muốn chia sẻ cùng mọi người, xin mời gửi bài, ảnh, video về email catkhue@tuoitre.com.vn. Bài được đăng tải sẽ được trả nhuận bút xứng đáng. Cảm ơn bạn đọc.

Viết một bình luận