Messi và chuyện lắt léo chữ nghĩa

Messi và chuyện lắt léo chữ nghĩa - Ảnh 1.

Trang nhất nhật báo L’Équipe số 9-8-2021

Nhật báo L’Équipe chơi chữ

Thật ra khi chạy tít này, L’Équipe đã chơi chữ rất thâm thúy, mà để thưởng thức được điều này, chúng ta cần quay về nước Pháp nửa sau thế kỷ 16 – khi chiến tranh tôn giáo giữa Công giáo và Tin Lành chia rẽ trầm trọng đất nước.

Do không có con trai thừa kế, vua Henri III (1551 – 1589) trước khi mất đã chọn Henri de Bourbon (1553 – 1610) – một tín đồ Tin Lành – làm người nối ngôi. 

Henri de Bourbon trở thành vua Henri IV của Pháp nhưng vẫn phải đối phó với chiến tranh tôn giáo. Để củng cố sự hợp thức, Henri IV cải đạo sang Công giáo vào ngày 25-7-1593.

Tham Khảo Thêm:  'Chạm - Sing & Share': Hát để lan tỏa yêu thương | Văn hóa

Vào dịp này, Henri IV nói: “Paris vaut bien une messe”. Câu này có nghĩa là Paris đáng giá để ông dự thánh lễ (tức nước Pháp và ngai vàng đáng giá để ông trở thành tín đồ Công giáo). 

Trong xã hội Pháp ngày nay, câu nói của Henri IV trở thành ngạn ngữ và được dùng theo nghĩa rộng khi đề cập đến việc đánh đổi hoặc hy sinh một điều gì đó để được một điều khác có giá trị tương đương (hoặc cao hơn).

Trở lại tít lớn nói trên, ta thấy L’Équipe đã sử dụng ngạn ngữ và chỉ thay “une messe” thành một từ khá giống là “un Messi”. 

Vì vậy, tít này nên đặt trong mối liên hệ với ngạn ngữ để hiểu đúng hàm nghĩa của nó. Vận dụng phép tương tự hóa, ta thấy được thông điệp của L’Équipe trong tít trên là: vô địch Ligue 1 và cúp C1 châu Âu đáng giá để chiêu mộ một người như Messi.

Câu chuyện này làm liên tưởng đến những lắt léo trong ngôn ngữ, nhất là khi dịch thuật, mà dưới đây là một minh họa.

Văn tế Francis Garnier của Nguyễn Khuyến

Francis Garnier (1839 – 1873) là sĩ quan hải quân Pháp bị quân Cờ Đen giết chết tại trận Cầu Giấy (Hà Nội). Để tạo thuận lợi cho việc nghị hòa với Pháp, tổng đốc Hà Nội tổ chức lễ truy điệu Francis Garnier và nhờ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) soạn văn tế.

Tham Khảo Thêm:  Siêu mẫu Minh Tú làm giám khảo show truyền hình thực tế về thời trang trên mạng | Văn hóa

Trong bài văn tế này, Tam nguyên Yên Đổ viết: Tóc ông quăn, mũi ông lõ. […] Mắt ông chiếu kính thiên lý, đít ông cưỡi lừa; Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông huýt chó. […] Ông định giết thằng Đen để yên con đỏ. 

Nào ngờ nó chém đầu ông đi, nó bêu mình ông đó. Khốn nạn thân ông, đ. mẹ cha nó. Nay tôi vâng mệnh các quan, tế ông một cỗ. […] Ông ăn cho no, ông uống cho đủ. Hồn ông lên thiên đường, phách ông vào địa hộ […].

Đọc bài văn tế, ta chẳng những không thấy buồn thương mà lại còn bật cười bởi cách dùng từ, chơi chữ và chửi xỏ của tác giả. Nếu ai đó muốn dịch bài văn tế sang tiếng Pháp để tố giác với chính phủ bảo hộ, người ấy hẳn sẽ thất vọng. 

“Mũi lõ” trong tiếng Việt ngoài nghĩa là mũi cao gồ hẳn lên còn mang sắc thái châm chọc. “Mũi lõ” khi dịch sang tiếng Pháp sẽ trở thành “mũi cao” hoặc “mũi gồ”, nhưng sắc thái châm chọc không còn nữa.

Tham Khảo Thêm:  ‘Trời là ta ở tột cùng nhân bản’ - Sức chứa giá trị của một tập sách | Văn hóa

Cách chơi chữ lắt léo lấy “đít” đối với “miệng” rồi gắn với “lừa” và “chó” (đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó) dù dịch trung thành sang tiếng Pháp thì người Pháp cũng khó cảm được nghĩa châm biếm, trào phúng như trong văn hóa Việt.

Cuối cùng, lối chửi “đ. mẹ cha nó” mang nghĩa nước đôi. “Cha nó” có thể là cha của kẻ đã chém Francis Garnier nhưng cũng có thể hiểu là cha của viên sĩ quan vừa chết trận. Sắc thái chửi đổng này rất khó dịch sang tiếng Pháp.

Những lý do trên, cộng với việc đang cần thu phục lòng người (nhất là với một bậc đại khoa có uy tín như Nguyễn Khuyến), khiến người Pháp ngậm bồ hòn làm ngọt. Dù không được tổng đốc Hà Nội cho đọc tại lễ truy điệu, bài văn tế vẫn nhanh chóng được truyền miệng trong nhân dân.

Lionel Messi chuyển đến thi đấu cho Câu lạc bộ Paris Saint-Germain thì liên quan gì đến chuyện lắt léo chữ nghĩa nhỉ?

Viết một bình luận