Hoàn thiện hồ sơ công nhận Cửu đỉnh trong hoàng cung Huế là di sản tư liệu thế giới

Chiều 16-6, ông Võ Lê Nhật, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết thông tin trên.

Theo đó, qua nghiên cứu đối chiếu với các nền văn hóa ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… thì bộ Cửu đỉnh dưới triều Nguyễn hiện nay được trưng bày trong Đại nội Huế là độc bản.

Cửu đỉnh là một bộ tác phẩm nghệ thuật bằng đồng gồm chín cái đỉnh to lớn được Bộ Công đúc tại kinh đô Huế vào năm 1836 dưới thời Minh Mạng.

Chín cái đỉnh được đặt thành một hàng ngang trước sân Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn. Mỗi đỉnh đối diện với một gian thờ trong tòa miếu ấy.

Tham Khảo Thêm:  Kim Kardashian không hối tiếc khi chương trình 'Keeping Up with the Kardashians' kết thúc | Văn hóa

153 hình ảnh được thể hiện xung quanh hông các đỉnh. Ở hông mỗi đỉnh người xưa đã đúc nổi 17 cảnh vật, được phân bố theo một biểu đồ chung: chia làm ba hàng ngang, mỗi hàng gồm một chủng loại. Tại mỗi hình ảnh đều có chữ chỉ tên từng cảnh vật.

Bằng kỹ thuật đúc đồng điêu luyện và nghệ thuật chạm khắc tinh vi, các nghệ nhân đúc đỉnh đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự phong phú và đa dạng của các cảnh vật tạo nên sự giàu đẹp của Tổ quốc, bao gồm núi sông, lãnh hải, cửa biển, cửa ải, động vật, thực vật, binh khí, xe thuyền…

Tham Khảo Thêm:  Bàn thờ Bác Hồ và câu đối của nhà sư

Cùng với hàng loạt tài liệu Hán Nôm cổ, những hình ảnh biển đảo được khắc trên bộ Cửu đỉnh là một nguồn tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì vậy, đối chiếu với hệ thống tiêu chí của di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO, Cửu đỉnh hoàn toàn xứng đáng được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới.

Viết một bình luận