Giáo sư Phong Lê và cuộc ‘tổng duyệt’ 90 chân dung văn hóa Việt

Giáo sư Phong Lê và cuộc tổng duyệt 90 chân dung văn hóa Việt - Ảnh 1.

90 chân dung văn hóa, văn chương Việt mang lại cho người đọc cảm giác được lắng nghe ý kiến từ một bậc trưởng thượng trong làng nghiên cứu phê bình văn học nay tuổi đã cao, ngồi nhẩn nha nói về người này người kia bằng tất cả những gì mình biết, mình tâm đắc.

Càng thú vị khi những tâm đắc ấy đã trải qua ngót 60 năm trong nghề để chiêm nghiệm và ghi nhận.

Do vậy, cho dù đã có nhiều người viết về Chu Văn An, nhưng đây là Phong Lê, ông “lấy nét” Chu Văn An ở 2 giá trị: khí phách và nhân cách của một nhà Nho điển hình cho Nho giáo Việt.

Tham Khảo Thêm:  Món dễ làm để lâu: Thịt heo ngâm nước mắm và bánh chuối kiểu Phú Yên

Hay như thư mục về Nguyễn Du đến nay đã quá nhiều bài viết, ở đây Phong Lê dành hẳn 2 bài và như vậy là vừa đủ bởi “Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” và “Một định vị về Nguyễn Du cho hôm nay và mãi mãi” chính là hai phương diện “chốt lại” giá trị của vị thi hào trong lòng lịch sử dân tộc.

Với tinh thần “đem cái riêng của mình trình hiện nơi cái chung vốn dẫy đầy”, có thể còn những chỗ chưa đồng thuận, nhưng cứ xem những nhân vật mà tác giả chọn ở đây như:

– Trương Vĩnh Ký – “Cuốn sổ bình sanh công với tội”;

– Nguyễn Văn Vĩnh trong buổi đầu nền văn chương quốc ngữ;

– Tản Đà với nhu cầu canh tân văn học; kịch tác gia và ông chủ xuất bản Vũ Đình Long;

Tham Khảo Thêm:  Tượng Quan Công khổng lồ ở Trung Quốc xây 600 tỉ, tốn 546 tỉ di dời

– Nhất Linh Nguyễn Tường Tam – người sáng lập và chủ soái Tự Lực văn đoàn;

– Nguyễn Tuân – người đến được cái đẹp và cái thật;

– Trần Dần trước và sau bài thơ Nhất Định Thắng… có thể thấy những gì tác giả trình bày có sức hấp dẫn không thể bỏ qua.

Nhưng hơn tất cả vẫn là tấm lòng của tác giả dành cho những nhân vật của mình ra sao? Có thể nhìn vào cách ông nói về Hồ Dzếnh: “Ông lại nhắc nhở ta biết sống chăm chút hơn, nhân hậu hơn với những gì thân thiết, và cả những gì còn xa lạ hoặc ngang trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi”.

Hay về Nguyễn Nhật Ánh: “Giữa cái ác, cái giả đang bủa vây hôm nay, đọc Nguyễn Nhật Ánh ta vẫn có lòng tin: cái thiện, cái tốt, cái đẹp vẫn có trong cuộc đời, và trong quan hệ giữa con người, khơi dậy lòng khao khát sống tử tế, sống vì người khác”.

Tham Khảo Thêm:  Đạo diễn Nhật Bản nổi tiếng Hosoda Mamoru tái xuất Liên hoan phim Cannes 2021 | Văn hóa

Để thấy rằng GS Phong Lê đang nhìn những nhân vật của mình ở hướng tích cực trong những giá trị mà họ để lại cho đời qua tác phẩm.

Có một chút đáng tiếc là trong thời hiện đại thiếu vắng nhiều nhà văn, nhà văn hóa đến từ miền Nam. Có lẽ tác giả cũng “tri chỉ” – dừng lại ở những gì mình am tường, cho nên khái niệm “Việt” trong nhan đề sách vẫn có thể được bổ sung từ các công trình tiếp theo mạch nghiên cứu này của các thế hệ mai sau.

Một cuộc hội ngộ của những danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà trí thức Việt Nam trong tập sách hơn 800 trang cũng chính là công trình tâm huyết của giáo sư Phong Lê ở tuổi ngoại bát tuần: 90 chân dung văn hóa, văn chương Việt.

Viết một bình luận