Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Dịch đang chững lại và có dấu hiệu giảm dần

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Dịch đang chững lại và có dấu hiệu giảm dần - Ảnh 1.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM họp giao ban trực tuyến với các sở ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức – Ảnh: THẢO LÊ

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết từ ngày 27-4 đến nay TP.HCM ghi nhận 299 ca nhiễm, hiện đứng thứ 4 cả nước về số ca nhiễm cộng đồng trong đợt này. Ổ dịch liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng từ ngày 26-5 đến nay đã có 293 ca.

Giám đốc Sở Y tế cho biết so với trước ngày 1-6, số ca nhiễm phát hiện hằng ngày là trên 50 ca, từ ngày 1-6 đến nay, số ca nhiễm đã có dấu hiệu giảm dần. Cụ thể, ngày 1-6 có 43 ca, ngày 2-6 có 38 ca, ngày 3-6 có 26 ca.

“Dịch bệnh có dấu hiệu chững lại và giảm dần. Đây là tín hiệu mừng, cho thấy TP đã truy vết, khoanh vùng kịp thời. Cần tiếp tục khoanh vùng, truy vết triệt để hơn nữa”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nói.

Tham Khảo Thêm:  Tặng 500 giường bệnh, 'tiếp sức' cho hai bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM

Ông Nguyễn Trí Dũng – chủ tịch UBND quận Gò Vấp – cho biết xu hướng phát sinh F0 tại quận Gò Vấp đang giảm và quận này đang kiểm soát F1, F2 chặt chẽ. Theo ông Dũng, khả năng trong 10 ngày tới, nếu không phát hiện F0 và kiểm soát được F1, F2 như hiện nay, công tác phòng, chống dịch sẽ đạt được hiệu quả tốt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện UBND quận Gò Vấp cho biết quận đã có kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lực lượng tuyến đầu chống dịch của quận.

Tuy nhiên, hiện nay do đang tập trung nguồn lực lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên nhiều phường nên kế hoạch này sẽ thực hiện sau. Vị này cho biết số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các sở ngành, quận huyện sinh sống trên địa bàn quận Gò Vấp không nhiều.

Tham Khảo Thêm:  Ông Biden: Trung Quốc phải cho phép tiếp cận điều tra nguồn gốc COVID-19

Một số nhà thuốc liên quan ca mắc COVID-19 không khai báo y tế

TP.HCM: Một số nhà thuốc liên quan ca mắc COVID-19 không khai báo y tế - Ảnh 1.

TP.HCM đã phát hiện một số nhà thuốc liên quan đến ca mắc COVID-19 – Ảnh:

Chiều 4-6, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn về việc tăng cường sàng lọc và phát hiện sớm người nghi nhiễm COVID-19 tại nhà thuốc. Trong những ngày gần đây, TP.HCM đã phát hiện một số nhà thuốc liên quan đến các ca mắc COVID-19 nhưng không thực hiện khai báo y tế đầy đủ.

Sở Y tế đề nghị các nhà thuốc niêm yết công khai số điện thoại tiếp nhận thông tin về dịch bệnh COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã/thị trấn tại cơ sở để liên hệ khi cần thiết.

Trang bị nước rửa tay sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt, đảm bảo thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong quá trình hoạt động như: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách, hướng dẫn người mua thuốc khai báo y tế.

Bên cạnh đó, các nhà thuốc phải thực hiện các nội dung về rà soát, sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 khai báo y tế, đo thân nhiệt, khai thác thông tin dịch tễ của người đến mua thuốc.

Tham Khảo Thêm:  Nỗi ân hận 'không còn cơ hội sửa chữa' của gái trẻ biến mình thành 'đồ chơi' cho đại gia

Đồng thời ghi nhận thông tin người đến mua các loại thuốc ho, hạ sốt, cảm cúm và người mua thuốc có triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, sốt, ho, đau họng, khó thở, tổng hợp thông tin và báo cáo hằng ngày về trạm y tế địa phương.

Nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, chuyển thông tin ngay cho trạm y tế địa phương để kịp thời theo dõi, giám sát.

Trường hợp nhà thuốc không ghi nhận thông tin người mua thuốc hoặc thực hiện báo cáo không đầy đủ, không trung thực, Sở Y tế, phòng y tế sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định.

Sở Y tế yêu cầu các trạm y tế tiếp nhận thông tin báo cáo của nhà thuốc và kịp thời theo dõi, giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 đến mua thuốc tại nhà thuốc. Hằng ngày, trạm y tế phải tổng hợp danh sách các nhà thuốc trên địa bàn đã thực hiện báo cáo thông tin người mua thuốc và gửi về phòng y tế để quản lý.

Viết một bình luận