Giải pháp mới cho bệnh nhân ung thư vú trong đại dịch COVID-19

Giải pháp mới cho bệnh nhân ung thư vú trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Các bác sĩ hỗ trợ khám bệnh tại nhà cho bệnh nhân mùa dịch COVID-19 – Ảnh: T.H.

Sự bùng phát của dịch COVID-19 khiến nhiều bệnh viện bị phong tỏa, việc đi lại khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh nhân ung thư, những người đang đòi hỏi được điều trị liên tục. Trong tình thế này, họ cần phải được hỗ trợ điều trị như thế nào?

Nhiều khó khăn cho bệnh nhân ung thư trong mùa dịch

Người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Và nếu nhiễm COVID-19 trên nền bệnh ung thư, tiên lượng sẽ nặng hơn nhiều vì bệnh nhân suy giảm sức đề kháng, thể trạng yếu do ung thư và do hóa chất điều trị.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, khi các ca dương tính với SAR-CoV-2 xâm nhập nhiều bệnh viện, trong đó có bệnh viện điều trị cho bệnh nhân ung thư, buộc các bệnh viện này phải phong toả. Theo đó, nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giúp bệnh nhân ung thư vẫn được điều trị bệnh theo đúng phác đồ.

Để hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm bệnh, tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ liên hệ hướng dẫn người bệnh và phối hợp cùng các cơ sở chuyên khoa ung bướu gần người bệnh nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này.

Tham Khảo Thêm:  36 ca mắc COVID-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm cơ khí ở Hóc Môn

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đó chính là ứng dụng telehealth (hội chẩn từ xa) được Bộ Y tế ban hành và triển khai mạnh giúp bệnh nhân ở xa bệnh viện (hay ngoại tỉnh) có thể tiêm truyền ở các bệnh viện tuyến dưới để tránh di chuyển khó khăn. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh viện lớn tuyến trên bị cách ly vẫn có thể tiếp tục liệu trình điều trị. Hiện cách thức này đang áp dụng hiệu quả với bệnh nhân ung thư vú.

Hiện nay, hệ thống hội chẩn và khám bệnh từ xa (Telehealth) đã được triển khai tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai… Tới nay, hệ thống telehealth đã kết nối hơn 600 bệnh viện, cơ sở y tế ở các tỉnh thành trên cả nước.

Ở Singapore, hai sáng kiến ​​lấy bệnh nhân làm trung tâm đã được Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCCS) triển khai để điều hướng trong tình hình bình thường mới: Chăm sóc tại nhà và Y học từ xa. 

Chương trình “Chăm sóc tại nhà” lần đầu tiên được thử nghiệm ở bệnh nhân ung thư vú với dưới da với thuốc Trastuzumab dạng tiêm dưới da. Nó được đón nhận nồng nhiệt với hơn 100 bệnh nhân đã đăng ký tham gia chương trình.

Tham Khảo Thêm:  Thông tin về ca mắc COVID-19 trong công ty ở Bình Dương

NCCS đã hợp tác với một nhóm y tá được đào tạo từ Jaga Me (một công ty y tế di động) để điều trị. Thuốc có thể được y tá lấy từ NCCS vào ngày dùng thuốc, hoặc chuyển đến nhà bệnh nhân trước. 

Trong quá trình thăm khám tại nhà, đầu tiên, y tá đánh giá các chỉ số sống còn của bệnh nhân (nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim) sau đó tiến hành tiêm thuốc và theo dõi bệnh nhân ít nhất 15 phút trước khi rời khỏi nhà của họ.

Ưu điểm của thuốc tiêm dưới da trong điều trị ung thư vú

Theo thống kê năm 2020 của Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan) , mỗi năm nước ta có 182.563 ca mắc mới ung thư, trong đó có 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm khoảng 11,8% trong tổng số các loại bệnh ung thư. Việc điều trị ung thư vú đòi hỏi sự kết hợp đa mô thức giữa các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích và nội tiết…

Hầu hết các thuốc điều trị bệnh ung thư đều được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch. Với cách truyền thuốc qua ven ngoại vi thông thường có nhiều nhược điểm như: gây tổn thương ven ngoại vi, nguy cơ rò rỉ thuốc do chệch ven, bị hạn chế vận động vùng chi nơi đặt ven truyền hóa chất, thời gian tiêm truyền lâu, bệnh nhân phải nhập viện cả ngày… làm giảm chất lượng cuộc sống, mất thời gian đi lại và tiêm truyền của bệnh nhân.

Tiêm dưới da là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay ở tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế. Tiêm dưới da là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết dưới da vùng bụng, đùi hay cánh tay…. của bệnh nhân.

Tham Khảo Thêm:  Leanpro Thyro LID chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp trong chế độ ăn kiêng i-ốt | Khoẻ đẹp mỗi ngày

Hiện tại, phần lớn các bệnh viện ung bướu, bệnh viện đa khoa lớn đều có thuốc điều trị đích bệnh ung thư vú qua tiêm dưới da. Nhắc tới lợi ích của loại thuốc nhắm đích dạng tiêm dưới da có thể kể tới việc ít xâm lấn, không cần tạo đường truyền tĩnh mạch, không cần pha chế thuốc và tính liều vì dạng bào chế là dung dịch dùng để tiêm ngay liều cố định, không có liều tải, tiêm dưới da trong khoảng 2 – 5 phút, rút ngắn thời gian bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Từ những ưu điểm nói trên có thể thấy, sử dụng thuốc tiêm dưới da kết hợp ứng dụng telehealth (hội chẩn từ xa) thực sự là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân ung thư vú được điều trị tốt trong lúc bệnh dịch vẫn đang có diễn biến leo thang như hiện nay. 

Không chỉ ít đau hơn, tiêm dưới da còn giúp bệnh nhân không phải di chuyển vẫn được điều trị đúng và đủ liệu trình bệnh lý ung thư vú, giảm thời gian nằm bệnh viện, hạn chế khả năng tiếp xúc với các bệnh nhân khác, giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh. Dự đoán đây cũng sẽ là phương pháp điều trị sẽ được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.


T.H.

Viết một bình luận