‘Điểm mặt’ những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ | Khoẻ đẹp mỗi ngày

Tuy nhiên, có đến 25-30% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Đâu là nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ như: dùng nhiều bia rượu, chất béo, đồ ngọt, thực phẩm “bẩn”, hóa dược (hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm…), thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, tăng lipid máu. Ngoài ra, những người giảm cân quá mức, thiếu chất dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.




Gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp nhưng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp nhưng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng

Qua thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, lượng mỡ trong gan sẽ ngày một tăng. Gan nhiễm mỡ phát triển theo cấp độ tăng dần. Nếu không có giải pháp ngăn chặn sự gia tăng các mô mỡ trong gan sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thông tin từ Hội thảo Bệnh gan Quốc tế 2015 cho thấy, 1/4 trường hợp gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan. Ngoài ra, gần 30% trường hợp ung thư gan có liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ.

Cơ chế hình thành bệnh gan nhiễm mỡ – Kiến thức không phải ai cũng biết

Dựa vào nguyên nhân, gan nhiễm mỡ được phân làm 2 nhóm bệnh là gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Tất cả các cơ chế hình thành gan nhiễm mỡ đều có sự “tham gia” quyết định của một loại tế bào mang tên Kupffer (nằm ở xoang gan). Cụ thể, khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như rượu bia, độc chất, hay các biến chứng từ các bệnh lý… sẽ sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin-8…, trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan và Interleukin-8 làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ. Cụ thể:

Gan nhiễm mỡ do bia rượu: Chất cồn trong bia rượu sẽ làm gia tăng việc tiêu hủy lipid ở các mô ngoại biên và gia tăng lượng a xít béo tự do từ mô mỡ đến gan, vì vậy tăng tích lũy triglyceride tại gan. Cụ thể, chất cồn khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm gián đoạn quá trình ô xy hóa a xít béo, từ đó làm tăng tích lũy chất béo ở gan. Mặt khác, chất cồn còn thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan lại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm, tăng sản xuất các gốc tự do, thúc đẩy quá trình chết tự nhiên của tế bào gan. Ngoài ra, các chất gây viêm còn làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính dẫn đến gan nhiễm mỡ.




90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ

90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do bia rượu: Thường khởi phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid máu…) hoặc do lối sống thiếu khoa học (ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất ngọt…) dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid do tăng tải a xít béo đến gan và các mô, gây ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan. Khi đó, tế bào Kupffer ban đầu có mục đích để phản ứng lại, giúp ly giải chất béo nhưng vì phóng thích quá nhiều chất gây viêm nên khiến gan bị tổn thương và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Giải pháp khoa học trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ. Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả cần tác động đúng căn nguyên và cơ chế gây bệnh. Với việc phát hiện vai trò quan trọng của tế bào Kupffer, giải pháp tốt nhất được các nhà khoa học đưa ra là kiểm soát tế bào này hoạt động ở ngưỡng an toàn, không cho sản sinh các chất gây viêm hại gan để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc.




Tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer

Tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer

Gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer, giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 24 giờ làm giảm trên 50% các chất gây viêm. Nhờ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện hiệu quả bệnh nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.

Ngoài ra, để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ, cần lưu ý kiểm soát các yếu tố liên quan tới hội chứng chuyển hóa đi kèm như béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu… Người bị gan nhiễm mỡ nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tăng cường vận động, duy trì chế độ dinh dưỡng theo khoa học, không sử dụng bia rượu, thuốc lá.




‘Điểm mặt’ những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ - ảnh 4



Tham Khảo Thêm:  Ăn xôi đậu phộng, bé 2 tuổi bị hóc phải mổ

Viết một bình luận