‘Cậu nhỏ’ bị cương cứng đau đớn suốt 12 giờ do cậu chủ dùng cần sa | Sức khỏe

Bệnh nhân là một người đàn ông Mỹ gốc Phi 32 tuổi, có sức khỏe bình thường. Ông đến phòng cấp cứu 2 lần vì “cậu nhỏ” bị cương cứng kéo dài, theo New York Post.

Lần đầu tiên, ông bị cương cứng suốt 12 tiếng. Tình trạng cương cứng này hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động tình dục. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau, ông lại quay trở lại bệnh viện. Lần này, ông bị cương cứng suốt 6 tiếng.

Tham Khảo Thêm:  Bộ Y tế yêu cầu cho trẻ dưới 5 tuổi tại Bắc Giang cách ly y tế tại nhà riêng

Cả hai lần đến bệnh viện, ông đều được tiêm thuốc phenylephrine để giúp giảm cương cứng. Người đàn ông nói với bác sĩ là ông thường xuyên dùng cần sa. Mỗi tuần, ông dùng cần sa khoảng vài ngày và đã kéo dài suốt 6 tháng qua.

Bệnh nhân cũng cho biết ngoài 2 lần đến bệnh viện thì trong 6 tháng qua, có ít nhất 4 lần ông bị cương cứng liên tục trên 4 tiếng. Tuy nhiên, chúng sau đó đều tự hết.

Sau khi loại bỏ hết các yếu tố gây cương cứng kéo dài, nhóm bác sĩ kết luận tình trạng cương cứng của ông có liên quan đến sử dụng cần sa.

Tham Khảo Thêm:  Cảnh báo sự biến đổi của vi rút gây bệnh đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm | Sống vui khỏe

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Coliseum ở thành phố Macon, bang Georgia (Mỹ) đã chia sẻ ca bệnh khác thường này trong một bài viết trên chuyên san Journal of Cannabis Research.

Cương cứng kéo dài là tình trạng dương vật cương cứng đau đớn liên tục trong hơn 4 giờ. Nguyên nhân gây cương cứng không liên quan gì đến hoạt động tình dục. Nếu không được điều trị, cương cứng kéo dài có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho dương vật.

Cương cứng kéo dài thường do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hay dùng ma túy. Tuy nhiên, ca bệnh của người đàn ông Mỹ là trường hợp đầu tiên cương cứng kéo dài được cho là do dùng cần sa.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được nguyên nhân vì sao cần sa lại có thể gây cương cứng kéo dài. Giả thuyết họ đưa ra có thể là do các hóa chất trong cần sa. Các hóa chất này đã ức chế các tín hiệu thần kinh vốn có chức năng thông báo cho não để kết thúc quá trình cương cứng bình thường.

Tham Khảo Thêm:  Chiến sĩ công an mắc COVID-19 ở quận Tân Phú được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy

Một giả thuyết khác nhóm nghiên cứu đưa ra là tác động của cần sa với lưu thông máu. Các mạch máu có xu hướng giãn nở ra khi sử dụng cần sa. Hiệu ứng này có thể góp phần khiến máu chảy dồn về dương vật và gây cương cứng kéo dài, theo New York Post.



Viết một bình luận