Cảnh giác với nguy cơ tử vong mùa nóng do đột quỵ, tai biến

Thời tiết khắc nghiệt khiến khiến tình trạng tai biến, đột quỵ, tim mạch diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn và khó cứu chữa hơn, đặc biệt với những người từng có tiền sử tim mạch, huyết áp,…

Nắng nóng: Lưỡi hái tử thần vô hình

Chị Nguyễn T. M (Hà Nội), vừa hoàn hồn sau cơn đột quỵ ở tuổi 45, cho biết, ngày 1/6 chị ra ngoài trời lúc 14h chiều với nền nhiệt khoảng 40-42 độ C. Sau khoảng 20 phút đi xe máy, chị thấy hoa mắt, loạng choạng tay lái và bất tỉnh.

Theo các bác sĩ, chị M. bị tai biến mạch máu não vì thời tiết nắng nóng, ngột ngạt. Chị cũng thuộc số ít người rất may mắn khi thoát lưỡi hái tử thần nhờ được đưa vào viện cấp cứu kịp thời bởi các trường hợp tương tự thường có hậu quả nặng nề hơn nhiều.

Tại Pleiku, ngày 3/6, anh N.V.H. (sinh năm 1994) đột ngột tử vong khi chơi bóng đá cùng bạn bè. Theo các bác sĩ, anh H. có khả năng mắc bệnh liên quan đến tim mạch nhưng trước đó không phát hiện để điều trị kịp thời.

Tại Bắc Giang, ngày 5/6, anh Q.V.Đ (sinh năm 1993) cảm thấy đau đầu, yếu tay trái rồi rơi vào trạng thái hôn mê khi đang ngồi nói chuyện với bạn. Kết quả chuẩn đoán và chụp CT cho thấy anh Đ. đã xuất huyết não, tình hình diễn biến xấu và tử vong sau đó.

Tham Khảo Thêm:  Vì sao ổ dịch lớn nhất TP.HCM lây lan rất nhanh và mạnh?

Theo số liệu của một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, 108, 103,…số lượng các ca đột quỵ thường tăng mạnh trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm do thân nhiệt tăng cao, rối loạn huyết áp, tim mạch, làm tăng nguy cơ cô đặc hồng cầu dẫn đến tình trạng tắc mạch máu não hay còn gọi là tai biến thể nhồi máu não.

Cảnh giác với nguy cơ tử vong mùa nóng do đột quỵ, tai biến ảnh 1

Nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 39-40 độ C có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng. Ảnh minh họa.

Biểu hiện của người đột quỵ thường bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần, mất phương hướng, phát cơn co giật, động kinh, bất tỉnh,…

Tình trạng đột quỵ do nắng nóng thường xảy ra khi nhiệt độ vượt ngưỡng 39-40 độ C, nhất là ở các khu vực thành phố, nội đô, nơi ít cây xanh, tỷ lệ xi măng hóa cao, khu công nghiệp đông đúc, môi trường ô nhiễm.

Một nghiên cứu từ Đại học Haifa, Israel vớihơn 15.000 ca bệnh đột quỵ trong vòng 3 năm cho thấy nguy cơ đột quỵ có thể tăngtới 10% trong 6 ngày khi nhiệt độ môi trường tăng 1%.

Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, người thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, người cao tuổi, người làm việc ngoài trời… cần hết sức lưu ý về nguy cơ đột quỵ, tái đột quỵ trong mùa nắng nóng vì điều kiện thời tiết bất lợi sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn và khó cứu chữa hơn.

Tham Khảo Thêm:  Cán bộ công an lây SARS-CoV-2 cho phường đội trưởng

Trẻ nhỏ, thanh niên vốn được coi là đối tượng khỏe mạnh nhưng cũng không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ đột quỵ do nắng nóng nên cũng cần lưu ý, tránh tâm lý chủ quan.

Phòng tránh nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng

Đột quỵ vì nắng nóng thường diễn biến rất nhanh, khó cứu chữa nhưng lại hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản là giải nhiệt cơ thể và nâng cao sức khỏe bản thân.

Hạn chế ra ngoài đường, làm việc nặng nhọc khi nhiệt độ tăng cao, đặc biệt là lúc nắng gắt từ 11-15h hàng ngày là một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng.

Đối với những người buộc phải tham gia giao thông hay làm việc ngoài trời thì cần mặc đồ dài tay, có mũ che nắng, bổ sung nước đầy đủ và liên tục, đảm bảo cơ thể không mất nước, đồng thời hạn chế thời gian ở ngoài trời nắng liên tục bằng cách dừng nghỉ trong bóng mát xen kẽ để điều hòa nhịp tim và huyết áp.

Cảnh giác với nguy cơ tử vong mùa nóng do đột quỵ, tai biến ảnh 2

Đột quỵ vì nắng nóng có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản. Ảnh minh họa.

Với môi trường trong nhà, cần đảm bảo thoáng gió, mát mẻ, tránh đóng kín các cửa gây cảm giác bức bí và ngột ngạt.

Tham Khảo Thêm:  Người về Hà Nội cần làm gì để phòng, chống dịch?

Với những gia đình có điều kiện sử dụng điều hòa, cần lưu ý mức chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời, tránh việc shock nhiệt khi bước ra khỏi nhà, xe hơi quá nhanh. Mức nhiệt độ điều hòa được các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng là 26-28 độ C.

Bên cạnh đó, việc nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường vận động, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt theo hướng lành mạnh, không sử dụng các loại chất kích thích,… cũng là một trong những việc làm cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ nói chung và đột quỵ trong mùa hè nói riêng.

Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì,… cần nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm nguy cơ đột quỵ khi nhiệt độ tăng cao.

Theo Hội Đột quỵ thế giới, cứ 6 người là có 1 người bị đột quỵ. Tính riêng ở Việt Nam mỗi năm có đến hơn 200.000 người bị đột quỵ với tỉ lệ tử vong trung bình là 20%, và tỉ lệ bị di chứng sau cơn đột quỵ lên đến trên 80%.

Điều này có nghĩa là, cứ 10 người sống sót sau đột quỵ thì có đến 8 người phải đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt nửa người, méo mặt, hay quên, sa sút trí tuệ,…

An Phát


Viết một bình luận