Cảnh báo sự biến đổi của vi rút gây bệnh đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm | Sống vui khỏe

Vi rút đặc biệt nguy hiểm

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam hệ thống giám sát viêm phổi nặng do vi rút (Severe Viral Pneumonia: SVP), được hình thành và triển khai hoạt động từ năm 2005 tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015, có 1.475 trường hợp SVP được giám sát, điều tra và xét nghiệm tác nhân vi rút cúm. Trong giai đoạn đó, 100% các trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) ở người tại Việt Nam đã được phát hiện thông qua hệ thống giám sát SVP.

Hệ thống giám sát SVP cùng với giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI) và giám sát trọng điểm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) đã cung cấp nhiều thông tin về dịch tễ học và vi rút học cần thiết cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, định hướng các hoạt động và chính sách phòng chống bệnh cúm tại Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Ca tử vong thứ 51 do COVID-19, bệnh nhân vẹo cột sống khó can thiệp

Hướng dẫn giám sát viêm phổi nặng do vi rút nhằm phát hiện sớm các tác nhân vi rút gây bệnh đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, phát tán rộng hoặc tỷ lệ tử vong cao hoặc các tác nhân chưa rõ nhằm đáp ứng nhanh với các vụ dịch. Trong đó chú trọng phát hiện sớm các tác nhân vi rút cúm và các tác nhân vi rút khác gây viêm phổi nặng; theo dõi sự biến đổi của tác nhân vi rút cúm gây viêm phổi nặng và lập bản đồ và cập nhật một số yếu tố dịch tễ liên quan và sự lưu hành các chủng vi rút gây viêm phổi nặng.







Cảnh báo sự biến đổi của vi rút gây bệnh đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm  - ảnh 1

Chùm sản phẩm nước súc miệng T-B của Traphaco với các thành phần sát khuẩn như acid boric, NaF, NaCl và các hoạt chất khác giúp nhanh chóng sát khuẩn miệng, họng, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về hô hấp, bệnh răng miệng. Sản phẩm có cả T-B kid dành riêng cho trẻ nhỏ.

Súc miệng, họng ngày từ hai lần không chỉ hiệu quả trong việc giữ hơi thở thơm mát. Đây còn là phương pháp tối ưu giúp sát khuẩn toàn khoang miệng.

Súc miệng, họng đủ 30 giây và ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo nước súc miệng T-B phát huy tối đa công dụng hỗ trợ rửa trôi và diệt mầm bệnh, hỗ trợ ngăn chặn vi rút gây Covid-19 bệnh phát triển vì giảm mạnh nồng độ vi rút bám dính trong khoang miệng, hầu họng.

 

Giải trình tự gien để “nhận diện” sự biến đổi của SARS-CoV-2

Bộ Y tế cho biết, trước thông tin về vi rút SARS-CoV-2 biến đổi, các Viện chuyên ngành đang khẩn trương lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 gần đây và kết hợp đối tác bên ngoài để làm rõ biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào Việt Nam hay chưa. “Hiện, chưa ghi nhận các ca nhiễm vi rút biến thể xâm nhập nhưng nguy cơ này là rất cao vì vẫn tiếp tục có các ca nhập cảnh về từ vùng có dịch. Tuần qua, cũng có 2 ca nhập cảnh từ Anh dương tính SARS-CoV-2, được cách ly ngay.




Việt Nam đang nghiên cứu về sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 và đã thiết lập hệ thống giám sát bệnh viêm phổi do vi rút

Việt Nam đang nghiên cứu về sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 và đã thiết lập hệ thống giám sát bệnh viêm phổi do vi rút

Trong nước hiện đang cơ bản kiểm soát dịch, tuy nhiên, dịch Covid-19 có thể trở lại bất cứ khi nào, ở đâu, trong cộng đồng, do đó, các địa phương và người dân không chủ quan. Mỗi người vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh: đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn, khai báo y tế, không tập trung đông.

Đặc biệt, cần duy trì các biện pháp diệt khuẩn đơn giản nhưng hữu hiệu: khử khuẩn vệ sinh cá nhân (mũi họng, mắt, bàn tay,…) bằng các dung dịch sát khuẩn được cấp phép của Bộ Y tế. Biện pháp này không tốn kém nhưng rất hiệu quả để diệt mầm bệnh gây Covid-19 và các vi rút gây bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm phổi.



Viết một bình luận