165 ca COVID-19 rất nặng, nhiều người trẻ tuổi trở nặng nhanh, xem xét đặt ECMO

Tại buổi hội chẩn tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam sáng 3/6, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, cả nước có 4.500 bệnh nhân COVID-19. Trong đó, 123 ca tiên lượng nặng, 165 ca rất nặng (100 bệnh nhân nặng thở oxy, 29 bệnh nhân nặng, thở máy không xâm nhập; 29 ca nguy kịch phải thở máy xâm nhập; 7 ca nguy kịch ECMO).

Tham Khảo Thêm:  Chiều 9-6 thêm 60 ca COVID-19, Việt Nam đề nghị UNICEF cung ứng vắc xin 'nhanh nhất'

Đáng chú ý, trong đợt dịch này, nước ta ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân còn trẻ tuổi nhưng diễn biến nặng rất nhanh. Như bệnh nhân 23 tuổi (BN7117) ở Thuận Thành, Bắc Ninh vào viện vì sốt, khó thở, có yếu tố cô đặc máu.

Báo cáo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho thấy, ngày 25/5 (trước vào viện 6 ngày) bệnh nhân xuất hiện sốt 40 độ C, khó thở, không đau họng, không đau ngực, tự mua thuốc uống không rõ loại, khó thở ngày càng tăng dần. Bệnh nhân vào Bệnh viện Ngã Tư Hồ chụp siêu âm hình ảnh mờ lan tỏa 2 phổi, chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Bệnh nhân có thể trạng béo phì (BMI đạt 28), khó thở nhiều, SpO2 còn 52%, co kéo cơ hô hấp, nói câu ngắn, hình ảnh mờ lan tỏa 2 bên phổi. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng.

Tham Khảo Thêm:  14 ca liên quan đến 'Cô chủ nhỏ', một thị xã ở Bình Dương giãn cách xã hội

Nam thanh niên được thở oxy qua mặt nạ nhưng tình trạng không cải thiện, được thở máy không xâm nhập (thở oxy dòng cao HFNC). Tuy nhiên, sau một giờ không đáp ứng, các bác sĩ quyết định đặt ống nội khí quản, thở máy, duy trì kháng sinh

Ngày 2/6, bệnh nhân có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Đêm qua, bệnh nhân lọc máu quả thứ 2, tiếp tục an thần giãn cơ, thở máy. Sáng 3/6, siêu âm phổi cho thấy hình ảnh bệnh nhân bị đông đặc thuỳ dưới 2 phổi.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh xin ý kiến các chuyên gia trong tổ hội chẩn xem xét đặt ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể), tiếp tục thở máy, lọc máu, chống đông, cân bằng điện giải, dinh dưỡng.

Tham Khảo Thêm:  Ca bệnh COVID-19 thứ 26 ở Hà Tĩnh là bé trai 10 tuổi

Các chuyên gia từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, bệnh nhân dù nặng nhưng được xử trí rất tốt, kết quả hiện tại phản ánh phác đồ đi đúng hướng trong điều trị. Bệnh nhân hiện đã tiến triển tốt lên.

Theo GS-TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân nặng, cho rằng phương án ECMO luôn sẵn sàng nhưng chưa cần áp dụng với bệnh nhân này và hy vọng sẽ không phải dùng đến. Bệnh nhân cần được tiếp tục lọc máu hấp thu, các thầy thuốc cần chụp tim phổi để đánh giá hàng ngày cho bệnh nhân.

165 ca COVID-19 rất nặng, nhiều người trẻ tuổi trở nặng nhanh, xem xét đặt ECMO  - 1

Các chuyên gia của Tiểu ban Điều trị hội chẩn tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng sáng 3/6.



Một trường hợp nặng khác là bệnh nhân 37 tuổi, ở Bắc Giang. Người này vào viện vì ho, tức ngực khó thở, xác định dương tính SARS-CoV-2 ngày 25/5. Sau đó, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 26/5 trong tình trạng thở nhanh, nhịp thở 23 lần/ph, co kéo cơ hô hấp phụ.

BS Trần Thanh Linh (chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, tăng cường tới Bệnh viện Phổi Bắc Giang) cho biết, bệnh nhân có xuất huyết tiêu hoá dài ngày.

Vào viện, nữ bệnh nhân được thở oxy ẩm qua canula, dùng kháng sinh, sau đó, bệnh nhân còn nặng ngực, khó thở, SpO2 92% nên được chỉ định dùng thở máy không xâm nhập HFNC tăng dần. Sáng 2/6, bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, gắn máy thở, lọc máu liên tục qua màng quả lọc oxiris.

Hiện bệnh nhân nằm yên với an thần, giãn cơ, SpO2 đã nâng lên 94-95%. Bệnh nhân tiếp tục thở máy nội khí quản, lọc máy liên tục.

BS Trần Thanh Linh cho hay, nếu bệnh nhân tiến triển nguy kịch và xấu hơn sẽ chỉ định đặt ECMO cho người phụ nữ trẻ tuổi này ngay ngày hôm nay. Cùng đó, theo dõi nhiễm trùng, cấy đàm tìm vi trùng và kháng sinh đồ cho bệnh nhân. Các thầy thuốc cũng lưu ý vấn đề ngừa loét, xoay trở (do bệnh nhân nằm lâu), hút đờm, vật lý trị liệu, dinh dưỡng, theo dõi đông máu, điện giải, chức năng gan thận.

Từ các điểm cầu hội chẩn, các chuyên gia đánh giá đây là ca bệnh không dễ điều trị. Bởi tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, phương án ECMO cần cân nhắc bởi bệnh nhân có thể bị chảy máu thêm, cùng đó, cần điều chỉnh lại liều thuốc chống đông.

Bệnh nhân nặng tiếp theo là BN7445, nam sinh viên 22 tuổi, quê Long An, được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. 

Bệnh nhân có tình trạng tổn thương phổi rất nặng (đông đặc phổi trái nhiều hơn phải) với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), tổn thương gan nặng. Các bác sĩ đang hỗ trợ cho bệnh nhân thở máy, lọc máu bằng màng lọc hấp thụ cytokine oxiris và ECMO (từ 12h ngày 1/6).

Bệnh nhân tiếp tục truyền tiểu cầu. Tối qua, bệnh nhân được thay quả lọc, thay huyết tương. Sáng nay bệnh nhân tiếp tục nằm yên trên an thần, giãn cơ, thở máy, ECMO, lọc máu liên tục. Hình ảnh siêu âm tim, phổi cho thấy bệnh nhân đông đặc phổi, có xẹp phổi, giãn thất phải.

Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, vấn đề nổi bật nhất của trường hợp này là tiểu cầu khi nhập viện đến nay liên tục xuống thấp dù đã truyền nhiều tiểu cầu, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia trong Tổ hội chẩn về việc có nên tiếp tục thay huyết tương hay không.

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho rằng nam sinh không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng có thể do độc tính của virus khiến tình trạng sức khỏe diễn biến xấu rất nhanh. Đáng chú ý, bệnh nhân bị bệnh béo phì (nặng 110 kg).

GS-TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cùng các chuyên gia cho rằng bệnh nhân diễn biến nặng không kém phi công người Anh (BN91). 

Theo GS-TS Nguyễn Gia Bình, nếu nam thanh niên chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trễ hơn một chút là có thể mất não. Rất may, bệnh nhân được cứu sống và duy trì.

Sau khi thay huyết tương, tình trạng đông máu của bệnh nhân có cải thiện hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cần tiếp tục thay huyết tương thể tích cao. Tuy nhiên không loại trừ bằng chứng nhồi máu phổi, hiện ngoài vấn đề về tiểu cầu, bệnh nhân còn có xu hướng nổi cộm về đông máu.

Viết một bình luận